NGUYÊN NHÂN THẢM BẠI THÁNG TƯ ĐEN 75 CỦA MIỀN NAM – Kỳ 3

Kỳ 3 ( tiếp theo).- CSBV CHỦ ĐỘNG GÂY RỐI MỌI MẶT Ở MIỀN NAM

* ĐẶNG VĂN NHÂM

Vào cuối tháng 12, năm 1974, sau khi tỉnh lỵ Phước Long đã hoàn toàn rơi vào tay quân CSBV, không hiểu vì nhận định sai lầm tình hình và ý đồ của quân CSBV hay là Mỹ muốn nhân dịp này tháo chạy khỏi miền Nam VN vô trách nhiệm, nên tổng trưởng quốc phòng HK vẫn tỏ ra lơ lửng, tuyên bố rằng BV sẽ không mở những trận tấn công qui mô trong năm 1975. Bị chất vấn, vì sao biết quân CSBV sẽ không mở những cuộc tấn công qui mô trong năm 1975, Schlesinger đáp chập chờn là dựa vào tin tức tình báo về những cuộc chuyển quân của CSBV.v.v…
Trong tác phẩm ” Hồ sơ mật dinh Độc Lập” TS Nguyễn Tiến Hưng đã viết về chuyện này như sau:”…Những lời tuyên bố của Schlesinger được đưa ra trong khi các lực lượng trừ bị của Hà Nội- sư đoàn 312, 316, và 308 / đang trên đướng vào Nam. Các cuộc chuyển quân BV đã có thể quan sát thấy giữa ban ngày ban mặt theo 2 hành lang vô Nam là đường mòn Hồ Chí Minh qua ngả Lào, và hành lang Trường Sơn, con đường dài 600 dặm Anh từ vùng phi quân sự tới Tây Ninh.”( trang 421).
(Bản đồ ghi rõ từng ngày tháng các tỉnh, thị miền Nam mất vào tay quân CSBV).

Dù sao,chẳng lẽ để mất Phươc Long cách quá dễ dàng như thế còn gì là uy tín trong quần chúng, ngày 2. 1. 1975, Thiệu đã triệu tập một phiên họp khẩn cấp, đông đủ các cấp chỉ huy quân sự, để bàn tính kế hoạch mở chiến dịch 271,với mục đích đánh chiếm lại Phước Long trong phòng nhận định tình hình của dinh Độc Lập. Nhưng vì không đủ khả năng tập trung lực lượng , nhất là không có phương tiện dồi dào về đạn dược , võ khí, phi cơ yểm trợ và nhiên liệu, nên công việc tái chiếm Phước Long bất thành.
Chiến dịch này xoay qua nhắm mục tiêu giải toả cứ điểm quan trọng Núi Bà Đen, một vị trí thiết yếu tiền tiêu trong công cuộc phòng thủ miền Đông quân khu 3, tỉnh lỵ Tây Ninh và thủ đô Saigon .

Từ ngày 20 đến ngày 26. 1. 75, Quế tứớng công Nguyễn Văn Toàn đã vận dụng toàn bộ lực lượng của tiểu khu Tây Ninh và tung cả sư đoàn 25 vào chiến dịch, với sự yểm trợ của pháo binh và phi cơ oanh tạc, tấn công tái chiếm vị trí chiến lược quan trọng Núi Bà Đen, nhưng vô hiệu quả. Bởi vì Thiệu và các tướng thân cận nhận định sai lầm tình hình và ước tính sai mưu đồ của quân CSBV, nên đã đặc biệt dồn hết phần lớn lực lượng của sư đoàn 25 về khu vực tỉnh lỵ Tây Ninh, nhằm ngăn chận không cho quân CSBV đánh chiếm Tây Ninh làm thủ đô cho chánh phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam.
Mặt khác Thiệu cũng ra lịnh cho dồn hết lực lượng của sư đoàn 18 về vùng Xuân Lộc để bảo vệ miền Đông thủ đô Sài Gòn.
Ngoài ra Thiệu còn sợ mất ghế ngồi, nhất là bị hình ảnh ông Diệm và ông Nhu ám ảnh nặng nề, nên còn tăng cường thêm các lực lượng nhảy dù và biệt động quân để bảo vệ vùng ven biên phía Bắc Sài Gòn. Về mặt quân sự, cung cách bố trí và phản công như vậy đã khiến cho quân CSBV nhận thấy rõ khả năng chiến đấu yếu kém, sa sút rõ rệt của quân đội VNCH, mà phần lớn nguyên nhân đều do sự lãnh đạo bất tài và khả năng chỉ huy non nớt của các hàng tướng lãnh VNCH.
Mặt khác quân CSBV cũng đã bắt mạch đúng thái độ muốn chạy làng của người Mỹ, nên họ nhất định hạ quyết tâm, thừa thắng xông lên, đánh một trận lớn tiêu diệt toàn bộ, gây tan rã toàn bộ chế độ cộng hoà miền Nam. Để đạt được kết quả tối đa, quân CSBV đã phối hợp nhịp nhàng mọi hoạt động quân sự với chánh trị, khiến cho chánh phủ Sài Gòn phải lo đương đầu nhiều mặt trong một lúc,giữa tình thế ngày càng thêm rối tinh rối mù. Tại Tây Ninh chúng cho cán bộ phao tin quân CSBV sẽ đánh chiếm tỉnh lỵ Tây Ninh làm thủ đô cho chánh phủ cách mạng lâm thời miền Nam VN, khiến dân chúng quanh vùng sợ hãi cuống cuồng , bồng bế nhau tìm đường chạy về Sài Gòn lánh nạn, gây thêm không khí hỗn loạn.

(Photo: Lê Duẫn, tổng bí thư đảng CS thời chiến dịch Hồ Chí Minh xâm lăng miền Nam)

Tin đồn này còn có giá trị đồng thời khắc sâu thêm trong tâm khảm của Thiệu và các tướng thân cận về ý đồ của CSBV ,họ đinh ninh tin chắc rằng họ đã là những nhân vật thông thái, cao kiến , thấy xa , đoán đúng được cả mưu đồ trong trứng nước của địch quân. Bởi thế, Thiệu và các tướng Quang, Viên , Khiêm yên chí thế nào trận đánh lớn trong mùa khô năm 75 , quân CSBV sẽ nhắm vào Tây Ninh, như họ đã ước đoán ,chứ chẳng chơi.

Mặt khác, để tiêu diệt trước những mầm mống chống đối võ trang trong quần chúng, mà họ không nắm được, như lực lượng võ trang “Tổng Đoàn Bảo An”của Hoà Hảo, họ liền dùng nguỵ kế ” gậy ông đập lưng ông” hay còn gọi là ” tay phải chặt tay trái”, giải tán Tổng Đoàn Bảo An Hoà Hảo và bắt Hai Tập.
Ngày 30.1. 1975 Thiệu đã ký sắc lệnh giải tán Tổng Đoàn Bảo An Hòa Hảo với nguỵ cớ là không chấp nhận ” một quân đội trong một quân đội ” . Lệnh giải tán này đã gây ra những cuộc chạm súng giữa lực lượng Bảo An Hoà Hảo với cảnh sát quốc gia trong các tỉnh Long Xuyên, Sa Đéc , Kiến Phong, Cần Thơ.v.v…
Sau đó các kho chôn giấu võ khí cũa Tổng Đoàn Bảo An Hoa Hảo đã bị nội phản chỉ dẫn đào bới lên và tịch thâu luôn. Đồng thời thủ lãnh Hai Tập cũng đã bị gạt đến nhà một dân biểu Hoà Hảo thân chính để cho cảnh sát ập vào vây bắt. Đây là một ngón đòn vô cùng hiểm độc của đám tình báo chiến lược CSBV.

Ngoài ra, ngay tại đô thành , trong cơn dầu sôi lửa bỏng , những tay điệp viên chiến lược của CSBV , từ lâu vẫn chui sâu trong lớp áo tu hành, như các linh mục Thanh Lãng, Trần Hữu Thanh (phong trào bài trừ tham nhũng ), Nguyễn Bá Cẩn , Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, Trần Du, Nguyễn Quang Lãm, Trần Ngọc Nhuận ( Nhuận mặt rỗ ở nhà thờ Phú Nhuận) v.v…cũng xách động quần chúng xuống đường hằng ngày để gây thêm rối loạn, hoang mang trong quần chúng, và tạo sức ép đối với chế độ Sài Gòn, làm nản thêm lòng người Mỹ, và tạo thêm lợi thế cho quân CSBV trên bình diện chánh trị.

Trong bóng tối CSBV cũng tung Vũ Ngọc Nhạ và nhóm tình báo chiến lược của y, tức cụm tình báo chiến lược A 22, về trung tâm Sài Gòn , lập trụ sở bí mật, ngầm bắt liên lạc với các phe nhóm chánh trị đối lập, trung lập , thân cộng như thành phần thứ ba của Dương Văn Minh, gồm nhóm dân biểu tứ thời xôi thịt, và thân Cộng Sản như Lý Qúy Chung, Dương Văn Ba, Hồ Ngọc Nhuận, Hồ Ngọc Cứ, Kiều Mộng Thu, Ngô Công Đức v.v…
Nhìn xa hơn chút nữa xuống vùng đồng bằng sông Cửu Long, ta thấy hoạt động của CS trong các quân khu VC như quân khu 9, tại các tỉnh Trà Vinh,Long Xuyên, Châu Đốc, Cần Thơ v.v…cũng trở nên vô cùng sôi động.
Tại quân khu 8 của VC cũng thế. Các trận đánh đồn ở Mỹ Tho, Long An , Kiến Hoà v.v…cũng trở nên táo bạo hơn. Áp lực nặng nhất vẫn là 2 quận Cái Bè và Cai Lậy.

CHIẾN DỊCH 275 RA ĐỜI

Trong hoàn cảnh bị đánh phá đủ mọi mặt, thù trong giặc ngoài bao vây tứ phiá, chánh quyền Nguyễn Văn Thiệu lại không phải là một chánh quyền thực sự được lòng dân và không do dân chúng bầu ra, nên đã bị cô đơn rõ rệt.
Căn cứ ấy dựa ngay trên kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân tôi. Vì chính tôi đã từng nhiều lần giữ các chức vụ tổng thơ ký hoặc chủ tịch hội đồng bầu cử toàn quốc , thời đệ nhị cộng hoà, nên đã biết cặn kẽ từng sinh hoạt bầu cử của mỗi cuộc bầu cử hoặc quốc hội hay thượng viện,từ việc đấu thầu in bích chưong, truyền đơn bầu cử cho đến cung cách xếp đặt các liên danh tranh cử vào thượng viện v.v…
Tóm lại, tôi có thể nói thẳng rằng đại đa số các dân biểu trong hạ viện cũng như nghị sĩ trong thượng viện đều là những… ” con hạc gỗ ” của các chế độ Thiệu-Kỳ- Khiêm. Một thiểu số là ba phải, ngậm họng ăn tiền. Còn số người có tư tưởng đấu tranh chân chính đúng theo lý tưởng vì nưóc , vì dân chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Bởi thế , nên khi bị lâm nguy, chánh quyền tham nhũng và thối nát nổi tiếng Nguyễn Văn Thiệu đã không trông mong gì được người dân ủng hộ, kể cả những chiến sĩ đang chiến đấu dưới bóng cờ quốc gia.
Họ thấy bọn lãnh đạo của họ cũng chẳng khác gì bọn CSBV bao nhiêu, nên họ phó mặc số phận đất nước cho tình thế đẩy đưa.

Trước tình thế đó bọn CSBV đã biết nương theo đà thắng lợi về mọi mặt lấy một quyết định đúng lúc, kịp thời. Ngày 8. 1. 1975, tức 2 ngày sau khi đã hoàn toàn làm chủ Phước Long và yên chí sẽ không gặp một chống đối nào của Mỹ, Lê Duẫn, tổng bí thư trung ương đảng đã lớn tiếng tuyên bố trong một phiên đại hội như sau:” Hội nghị chúng ta rất phấn khởi, nhất trí cao. Lần này có các đồng chí ở Nam bộ và khu 5 ra dự.
Tình hình đã sáng rõ. ..Bây giờ quân Mỹ đã rút ra rồi, quân đội ta đã có sẵn ở trong Nam…Ta phải nắm vững và đẩy mạnh trên 3 mặt quân sự, chánh trị, ngoại giao…Ta phải giáng đòn chiến lược trong năm 1975…Chúng ta đồng ý năm nay mở đầu bằng đánh Tây Nguyên”.

Theo một tài liệu của quân CSBV , sau khi hội nghị chánh trị bộ vừa bế mạc hôm trước, thì hôm sau thường trực Quân Uỷ Trung Ương tiếp tục họp bàn về chiến dịch Tây Nguyên Nam Bộ. Trong cuộc họp này có sự hiện diện của đại tướng CSBV Võ Nguyên Giáp,bí thư Quân Uỷ Trung Ương,đại tướng Văn Tiến Dũng Tổng Tham Trưởng quân đội CSBV, các tướng Hoàng Minh Thảo, Lê Trọng Tấn, thượng tướng Chu Huy Mân ( khu 5) , đại tướng Song Hào, Hoàng Văn Thái, Lê Quang Đạọ và Lê Duẫn, Lê Đức Thọ…

Ngoài ra, người ta còn thấy có sự hiện diện của những tên CS lãnh đạo Nam Bộ như: Phạm Hùng,uỷ viên bộ chánh trị, bí thư đảng bộ miền Nam, thượng tướng Trần Văn Trà,tư lệnh B2, Phan Văn Đáng uỷ viên trung ương đảng ở Nam bộ, Võ Chí Công, uỷ viên Trung Ương Đảng,bí thư khu uỷ khu 5.v.v…

Chiến dịch Tây Nguyên còn được che đậy dưới một mật danh là :” Chiến dịch 275 “. Trong cuộc họp , với tư cách bí thư Quân Uỷ Trung Ương, tướng Võ Nguyên Giáp đã xác định khu vực và mục tiêu tấn công là Ban Mê Thuột, phương cách xử dụng lực lượng, và phương châm tấn công là: Mạnh bạo, bí mật, bất ngờ.

(Phooto: Một chiến binh VNCH trong trận đánh núi bà Đen cùa CSBV. Sau lưng là toàn cảnh ngọn núi)

Ngoài ra Võ Nguyên Giáp còn nhấn mạnh đến thuật ” NGHI BINH” , phải đặc biệt xử dụng thuật nghi binh để cho những ngưòi lãnh đạo quân đội VNCH không nghi ngờ ,không chú ý đến nguy cơ Ban Mê Thuột có thể bị tấn công, mà chỉ lo tập trung lực lượng phòng thủ vào các chỗ khác. Tuy lúc bấy giờ, người đang chỉ huy chiến trường vùng Tây Nguyên Nam bộ của CS là thiếu tướng Vũ Lăng, nhưng bộ chánh trị CSBV và Quân Uỷ Trung Ương cũng đồng ý đề cử thêm tướng Văn Tiến Dũng vào chiến trường Tây Nguyên , với tư cách thay mặt Bộ Chánh Trị, Quân Uỷ Trung Ương và bộ Tổng Tư Lệnh để lãnh nhiệm vụ chỉ huy trực tiếp, tại chỗ cho chắc ăn hơn.

Để bảo vệ tối đa bí mật cho chiến dịch Tây Nguyên, các tướng CSBV chỉ huy tối cao đều mang bí danh khác , như Võ Nguyên Giáp mang bí danh là CHIẾN , còn Văn Tiến dũng mang bí danh là TUẤN v.v…

Nói về lực lượng của quân CSBV tại Tây Nguyên, trước tháng Chạp năm 1974, chỉ vỏn vẹn có 3 sư đoàn là : sư đoàn 320, sư đòan 968 và sư đoàn 10.
Đến cuối tháng 12, năm 1974, bộ tổng tư lệnh quân CSBV mới tăng cường thêm sư đoàn 316 , là một sư đoàn rất thiện chiến của CS từ hồi kháng chiến chống Pháp vào vùng này. Nếu tôi không lầm thì dường như sư đoàn 320 của quân CSBV đóng trong vùng Tây Nguyên Nam bộ cũng là một đạo quân rất thiện chiến , đã ra đời từ năm 1954, với tên cũ là ” Đại Đoàn Đồng Bằng”, thuộc chiến khu 2. Năm 1952, Văn Tiến Dũng đã làm tư lệnh Đại Đoàn 320, tức Đại Đoàn Đồng Bằng.

Trong khi đó, về phiá quân đội VNCH,trong lãnh thổ quân khu 2, quân đoàn 2 là một quân đoàn yếu nhất trong số 4 quân đoàn cuả miền Nam Việt Nam. Lực lượng của quân đoàn 2 chỉ gồm có : 2 sư đoàn chủ lực sư đoàn 22 và sư đoàn 23 bộ binh. Cộng thêm 7 liên đoàn biệt động quân,( quân số tưong đương với khoảng 10 trung đoàn) , 2 sư đoàn không quân gồm 138 chiến đấu cơ, 5 thiết đoàn và 13 chi đội xe tăng, gồm 477 xe, 8 tiểu đoàn pháo binh. Về thành phần bộ tư lệnh, theo lời mô tả của Phạm Huấn trong tác phẩm “Cuộc triệt thoái Cao Nguyên 1975 “, như sau:” Tư lệnh quân đoàn 2 kiêm quân khu 2 là tướng Phạm Văn Phú, phó tư lệnh hành quân, chuẩn tướng Trần Văn Cẩm, đại tá Lê Khắc Lý, tham mưu trưởng,v.v…”

Để tiến hành cuộc tấn công này cho chắc ăn, giới lãnh đạo cao cấp trong bộ chánh trị ,Quân Ủy Trung Ương và Bộ Tổng Tư Lệnh quân CSBV đã thành lập một bộ phận chóp bu gọi là đại diện tại chiến trường Tây Nguyên, gồm có : đại tướng Văn Tiến Dũng, Tổng Tham Mưu trưởng, trung tướng Đinh Đức Thiện, chủ nhiệm tổng cục Hậu Cần, thiếu tướng Lê Ngọc Hiền, Phó Tổng Tham Mưu Trưởng cùng một số sĩ quan cao cấp thuộc nhiều binh chủng khác nữa. Với tư cách là đại diện của Quân Ủy Trung Ương và Bộ Tổng Tư Lệnh quân CSBV, tướng Văn Tiến Dũng đã thành lập bộ tư lệnh mặt trận Tây Nguyên gồm thành phần các sĩ quan như sau:Tư lệnh, trung tướng Hoành Minh Thảo,( nguyên là phó tư lệnh quân khu 5), đại tá Nguyễn Hiệp ( tên thật là Đặng Vũ Hiệp ) chính uỷ, thiếu tướng Vũ Lăng, đại tá Phan Hàm, Nguyễn Lang, Nguyễn Năng , phó tư lệnh. Đại tá Phí Triệu Hàm , phó chính uỷ.

Theo sự tìm hiểu của tôi , người lãnh đạo cao cấp của quân CSBV trong chiến dịch Tây Nguyên, đại tướng Văn tiến Dũng,ra đời vào khoảng năm 1917,tại tỉnh Hà Tây, vốn xuất thân thành phần nông dân nghèo khổ. Khoảng giữa thập niên 30, vào lúc 18, 19 tuổi, Dũng làm công nhân trong một nhà máy dệt ở Hà Nội. Trình độ học vấn sơ đẳng. Nhưng Dũng đã tham gia đảng CS từ lúc khởi đầu. Năm 1939, lúc đó mới khoảng 22 tuổi, Văn Tiến Dũng đã bị thực dân Pháp bắt giam lần đầu tiên. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Văn Tiến Dũng đã đưọc đảng CS cho theo học một lớp huấn luyện căn bản về quân sự cấp tốc trong vòng 15 ngày trước thời kỳ cách mạng mùa Thu năm 1945. Đến đầu năm 1952, Văn Tiến Dũng đã được trao nhiệm vụ chỉ huy Đại Đoàn Đồng Bằng, tức Đại Đoàn 320, là một đơn vị chiến đấu đã tạo được nhiều thành tích khiến quân Pháp phải kiêng nể .
Trong trận chiến Điện Biên Phủ, Văn Tiến Dũng cũng là ngưòi phụ tá đắc lực của tướng Võ Nguyên Giáp, đã đóng góp nhiều công lao trong chiến trận. Sau hiệp định Genève năm 1954, khi quân CS đã làm chủ hoàn toàn miền Bắc, Văn Tiến Dũng mới được cử đi học tập bổ túc về kiến thức quân sự tại Nga Sô.
Sau đó ít lâu ,dưới thời tổng thống Ngô Đình Diệm, thiếu tướng Văn Tiến Dũng đã được CSBV cử vào Nam cầm đầu phái đoàn hiệp thương của Hà Nội,trụ sở đóng tại vùng Cây Quéo, Gia Định, nhưng đã bị quần chúng biểu tình đả đảo dữ dội, nên lại phải trở về Bắc.

Vị tướng lãnh của quân đội VNCH đối đầu trực tiếp với Văn Tiến Dũng và bộ tư lệnh mặt trận Tây Nguyên hay còn gọi là chiến dịch 275 , là tướng Phạm Văn Phú, tư lệnh quân đoàn 2 , kiêm quân khu 2.
Tướng Phú là người sinh trưởng tại Hà Đông, dáng người thấp và nhỏ nhắn, có cái thẹo nhỏ trên mí mắt trái. Có nguồn tài liệu cho rằng ông Phú xuất thân từ hàng binh nhì trong quân đội Pháp. Nhưng theo sự tìm hiểu của tôi, tướng Phú sanh năm 1929, đã tốt nghiệp khóa 8, trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt. Khi cuộc chiến Pháp-Việt tới hồi cực kỳ gay cấn, trận Điện Biên Phủ đang diễn ra, ông Phú mới mang lon đại úy, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 5 nhảy dù , là một trong số những tiểu đoàn nhảy dù của liên binh Pháp-Việt đã nhảy xuống tham chiến trong vùng lòng chảo Điện Biên. Khi Điện Biên Phủ thất thủ, đại úy Phạm Văn Phú đã bị quân CSBV bắt làm tù binh, rồi về sau được thả ra cùng với các tù binh Pháp theo hiệp định Genève 1954. Nhưng từ đó về sau, người ta cho rằng tướng Phú luôn luôn bị mặc cảm tù binh làm cho ông ta sợ bị CS bắt làm tù binh lần nữa. Tướng Phú còn là vị chỉ huy đầu tiên và là đàn anh của tướng Ngô Quang Trưởng. Lúc bấy giờ Ngô Quang Trưởng, một khoá sinh trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt mới ra trường, liền đưọc bổ sung cho tiểu đoàn 5 nhảy dù. Nhưng Trưởng nhờ có “số đỏ “, nên mới vừa chuyển ra Hà Nội, chưa kịp cầm súng thì Điện Biên Phủ đã thất thủ. Trưởng chưa phải đánh đấm gì đã được nổi danh ngang xương, nhờ đã có mặt trong tiểu đoàn 5, một đơn vị nhảy dù đã từng tham chiến ở Điện Biên Phủ trở về Nam.
Trong thời gian làm tư lệnh quân đoàn 2 kiêm quân khu 2, tướng Phú đã bị bệnh lao phổi, nên sức khoẻ rất yếu kém.

TẠI SAO CSBV LẠI CHỌN TÂY NGUYÊN?

(còn tiếp)

http://www.dangvannham.com/modules/news/article.php?storyid=753


hồ chí minh súc vật, nông đức mạnh súc vật, nguyễn tấn dũng súc vật, nguyễn minh triết súc vật, dcsvn súc vật, ditmecodosaovang, ditmehochiminh, ditmenongducmanh, ditmenguyentandung, ditmenguyenminhtriet, ditmephanvankhai, dadaocongsan, latdocongsan, tieudietcongsan, hochiminhsucvat, sucvathochiminh, sucvatnongducmanh, sucvatnguyentandung, sucvatnguyenminhtriet, dadaovietcong, iavaomathochiminh, iavaomatnongducmanh, iavaomatnguyentandung, iavaomatnguyenminhtriet, súc vật lê khả phiêu, lê khả phiêu súc vật, suc vat le kha phieu, le kha phieu suc vat , le kha phieu, suc vat vo nguyen giap, sucvatvonguyengiap, vonguyengiapsucvat, súc vật võ nguyên giáp, võ nguyên giáp súc vật, ditmevonguyengiap, iavaomatvonguyengiap