BẤT TUÂN DÂN SỰ: "DÂN KHỔ" – BẤT TUÂN DU LỊCH: "ĐẢNG KHỐN"!

BẤT TUÂN DÂN SỰ: “DÂN KHỔ” – BẤT TUÂN DU LỊCH: “ĐẢNG KHỐN”!

TRƯƠNG MINH HÒA (Tinparis.net)

Lời người viết: Thông cảm trước nổi thống khổ của đồng bào ở quê nhà và nhất là các tôn giáo đang bị bọn quỷ đỏ vô thần tìm đủ mọi cách để triệt hạ, theo như lời dạy của đại quỷ vương Karl Marx:” tôn giáo là thuốc phiện”. Do đó người viết rất kính trọng bất cứ những ai dám đứng lên chống lại bạo quyền, họ là những người cam đảm và trong số đó có Huề Thượng Thích Quảng Độ. Tuy nhiên, không phải vì thế mà không nêu lên những tên” giả giờ phản tỉnh, lừa phỉnh đồng bào” như Hoàng Minh Chính, Lê Hồng Hà, Trần Khuê, Trần Độ, Nguyễn Khắc Toàn….và cũng đóng góp vài ý kiến, trong tinh thần dân chủ về cuộc đấu tranh chung, giành lại chính quyền về tay nhân dân, để đất nước được tự do, độc lập, thoát khỏi bàn tay ngoại bang Trung Cộng. Trong tinh thần góp ý, chớ không bao giờ dám KHUYÊN huề thượng Thích Quảng Độ và những người liên hệ như cư sĩ trừ bị tai gia, ta bà đấu tranh Võ Văn Ái, các tu, tăng sĩ trong và ngoài nước, huynh trưởng gia đình Phật tử….một điều chắc chắn là: Huề thượng Thích Quảng Độ không phải là Thánh Tăng, ngay cả Đức Đa Lai Đa Ma cũng khiêm tốn không nhận danh hiệu” Phật Sống” ( living Buddha) nên cũng sai lầm như người thường. Trong chuyện Tây Du Ký, Tam Tạng không phải là thánh tăng, dù có cốt cánh tu hành, nên do cái” người phàm mắt thịt” mà nhiều khi sai lầm, nhìn không ra ma quái giả dạng Phật, có lúc quỳ lạy ma quỷ mà ngỡ là Phật, do lầm lẫn đó mà có lúc làm sai, hành hạ đệ tử là Tôn Hành Giả, xuýt làm hỏng cả con đường thỉnh kinh ở Tây Phương Cực Lạc../.

Phật Giáo đã đến Việt Nam từ đầu thế kỷ sau Công Nguyên, từ các thương buôn người Ấn, dân tộc Việt Nam đã có tính thần hòa đồng tôn giáo, nên chấp nhận đạo mới, song hành với đạo thờ cúng tổ tiên. Phật giáo trải qua bao thăng trầm cùng vận nước với nhiều cuộc xâm lược của người Hán là các triều đại Trung Hoa; có thể nói là sự đóng góp của Phật Giáo trong lịch sử quả là đáng kể, dù bên cạnh đó có nhiều tai tiếng, nhưng” đạo không bao giờ sai, chỉ có người hành đạo làm bậy” mà thôi, đó là suy nghĩ khách quan, nên không phải vì một số người mang áo tu sĩ làm bậy mà vội kết luận cả Phật Giáo, là điều cần phải tránh để khỏi bị ngộ nhận từ những tu sĩ chân chính.

Thời tiền Lê, sau khi Đinh Tiên Hoàng bị Đổ Thích ám sát, vua còn nhỏ và giặc ngoại xâm đang lăm le, nên thượng tướng quân Lê Đại Hành được tướng sĩ tôn làm vua; tuy nhiên sau khi vua mất, truyền ngôi cho con là Lê Long Đỉnh, là hôn quân dâm ô quá độ, nên mang hổn danh là Vua Lê Ngọa Triều ( tiếng xấu ngày nay vẫn còn), vua nầy gây ra nhiều tội ác, trong số đó có việc bắt một vài thầy chùa đưa đầu làm thớt để róc mía. Tuy nhiên, hình như thời đó cũng đã có sư phạm giới, chớ khong có lý do gì, Lê Long Đỉnh lại làm như thế? Có lửa mới có khói, cái gì cũng phải có nguyên do, là luật tương quan nhân quả.

Vào thời nhà Đường bên Trung Hoa, thời suy vong, loạn lạc nổi lên khắp nơi, cuối cùng, trong một lần cử hai danh tướng là Triệu khôn Dẫn và Triệu Khuôn Nghĩa đi dẹp loạn, khi quân triều đình mới tới cầu Trần Kiệu, tướng sĩ không thèm đi và đồng thời tôn Triệu Khuôn Dẫn lên làm vua, đoạn kéo quân về lật đổ vua Đường, lập nên nhà Đại Tống. Triệu Khuôn Dẫn không giết những tôn thất nhà Đường, trái lại còn làm tiệc linh đình, quan cũ muốn phục vụ triều đình mới, cứ ở lại được trọng dụng; ai không thích, được về vườn và còn cấp đất, vàng để sinh nhai ( So với thời sau 1975, thì Việt Cộng quá tệ, tàn ác khôn lường qua cái gọi là chính sách cải tạo).

Vì không tùng phục nhà Tống, nên hai tôn thất nhà Đường là Lý Khánh Vân và Lý Khánh Đản phải chạy sang nước Việt để nương náo, chờ thời cơ khôi phục cơ đồ. Tương truyền là hai ông hoàng thúc nhà Đuờng vốn tinh thông thiên văn địa lý, nên khi đi qua đất Đình Bản, thuộc Bắc Ninh, là nơi có long mạch ; nhưng vì không có hài cốt tiên gia nên Lý Khánh Vân ngầm kết hôn với một cô gái Việt, quê quán ở cánh đồng làng Đình Bản và sinh ra đưa con trai. Sau đó hai ông xưng là thiền sư, vì hoàn cảnh tu hành nên hai ông phao tin lượm đứa con trai, đem vào chùa tu và dạy, đặt tên là Lý Công Uẩn, sau thành vua Lý Thái Tổ, nên thời nhà Lý, Phật Giáo thịnh hành, được coi là quốc giáo, ảnh hưởng sang thời nhà Trần và biến cố giặc Nguyên sang xâm lăng nước Việt, với binh hùng tướng mạnh, nên triều đình phải huy động hội nghị Diên Hồng, toàn dân cùng nhau đánh xâm lược, giữ vững bờ cõi; thời đó, già trẻ, trai gái, tu hành cũng đều đánh giặc cứu nước, trong đó có sư Thượng Sĩ, là người được trọng vọng, cũng” vứt áo cà sa khoát chiến bào” xông pha trận mạt không khác gì danh tướng và khi yên giặc, trở về tu hành. Nếu thời đó, đa số thanh niên sợ chết cạo đầu vô chùa tu, thì nước ta không có đủ chùa để chứa những người” thanh tâm trường an lạc trong cảnh đất nước lâm nguy” và nếu ai cũng” chống xâm lặng tai gia” thì nước ta bầy giờ là một huyện của Trung Cộng, còn đâu cho Việt Cộng đem dâng, bán.

Phật giáo âm thầm đi vào lòng dân tộc, tác động, ảnh hưởng tín ngưỡng sâu rộng trong dân chúng, nên đa số dân tin tưởng và Đức từ Bi, nhưng cũng không tránh khỏi sự lạm dụng của những kẻ” mượn đạo tạo đời” làm hoen ố đạo pháp và uy danh Đức Phật. Vào thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, ở đàng trong, thời chúa Nguyễn Phúc Chu, từ đất Tàu sang, sư Thích Đại Sán, mang thuyền lớn cùng với một số tu sĩ, tưởng là để” hoằng hóa” đạo pháp, nào ngờ sư dâng tập” Đồ Hình Tố Nữ” cho chúa Nguyễn và được” cúng dường” 5 ngàn lạng vàng, ngoài ra chúa Nguyễn còn kêu gọi dân chúng” cúng dường” bằng những sản phẩm địa phương, thu vào đầy cả thuyền và mang về Tàu. Tập Đồ Hình Tố Nữ là những hình vẽ dạy cách hành lạc rất ư là” Cụp Lạc” nên hình như từ đó đã có sư” lên non tìm động Pác Pó” và trở thành dâm tăng, đã có sẵn, mai phục qua lớp cà sa, khi có điều kiện là” vùng lên để cỡi quần” người khác phái, nên mới có chuyện ngụ ngôn về cái trống để gần nhà sư là bị lủng…

Thời xưa, người Trung Hoa cũng đã biết” khai thác kỷ nghệ tình dục”, như thời nhà Tấn, có ông Quảng Trọng là người đầu tiên đánh thuế các động mãi dâm, nên sau nầy được thờ, thành thần Bạch Mi; sách hành lạc có quyển” Nhục Bồ Đoàn” của Lý Ngư, cũng là thứ dâm thư không thua gì quyển sách của ai đó viết tại Việt Nam, được âm thầm chuyền tay trong giới bình dân học vụ, tên là” bảy đêm khoái lạc”. Do đó, dâm tăng đã có nguồn gốc” lịch sử” chớ chẳng phải mới mẻ gì, được thể hiện qua ca dao:

“Ba cô đội gạo lên chùa.

Một cô yếm thắm, bỏ bùa cho sư.

Sư về sư ốm tương tư.

Ốm la, ốm lóc, cho sư trọc đầu”.

Do nguồn gốc ấy mà ngay nay số dâm tăng gia tăng theo từng” tình huống” trong thời đại vật chất MẠT PHÁP làm cho những kẻ mượn đạo tạo tiền MẬP PHÁT. Trong cái” Phật Giáo Ngày Nay” xuất hiện rần rộ” đội ngũ dâm tăng”, lừng danh như Thích Phước Huệ, Thích Như Huệ, cư sĩ Lê Tấn Kiết, thiền sư Nhất Vẹm…. đóng góp cho thế gian thêm những chuyện” dâm tặc” đắc quả TAM RỜ:” núp bóng từ bi RỜ ĐÌ, núp bóng thiền môn RỜ l…, Núp bóng thầy tu, RỜ MU..”.

Thời kỳ loạn ly, dù đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, nhưng thực dân còn tôn trọng tự do tín ngưỡng, nên các chùa được tự do hành đạo. Thời kỳ đảng Cộng Sản vô thần thống trị miền Bắc sau 1954, nhiều tu sĩ bị giết, tù đày, chùa bị tịch thu, đập phá, làm cho nhiều di tích lịch sử biến mất, nên Phật Giáo lâm vào pháp nạn, không biết miền Bắc có những cuộc đứng dậy nào để đấu tranh đòi tự do tín ngưỡng?

Nhưng tại miền Nam tự do, thời đệ nhất Cộng Hòa, dù tổng thống Ngô Đình Diệm có thiên vị Thiên Chúa Giáo, nhưng đâu có đàn áp tôn giáo. Bọn Việt Cộng, gián điệp nằm vùng núp bóng tôn giáo, lợi dụng sinh hoạt dân chủ để gây bất ổn chính quyền miền Nam. Bên Công Giáo cũng có linh mục Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, Phan Khắc Từ, Trần Bá Cương ( tức là Trương Bá Cần)….

Phật Giáo có khối Ấn Quang, với những sư thân hay Cộng Sản, do thượng tọa Thích Trí Quang cầm đầu, gây nên nhiều bạo loạn, mà cao điểm là vụ tự thiêu của Thích Quảng Đức, nên 5 tháng sau, trung tướng Dương Văn Minh, cầm đầu đảo chánh, giết chết tổng thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu. Thời tranh quyền, trung tướng Nguyễn Khánh chỉnh lý, làm quốc trưởng, nhưng vì sợ Phật giáo nên dưới áp lực của Thích Trí Quang, tướng Khánh giết đứa em út của tổng thống là Ngô Đình Cẩn để làm vừa lòng sư. Thời chủ tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương Nguyễn Cao Kỳ, là một Phật tử thuần thành, đâu có đàn áp Phật Giáo, thế mà sư Thích Trí Quang cùng Thích Thiện Minh, cùng với tập đoàn tăng lữ miền Trung làm cuộc bạo loạn năm 1966, họ gọi là” mùa Pháp nạn”, xuýt làm mất miền Trung về tay giặc Cộng; thời đó vùng 1 chiến thuật do trung tướng Nguyễn Chánh Thi làm tư lịnh, ông là một Phật Tử, nghe sư hơn nghe những chiến hữu trong ngành an ninh, tình báo….và nhất là tư lịnh sư đoàn 1 bộ binh là chuẩn tướng Nguyễn Xuân Nhuận, là người tùng phục Thích Trí Quang, nếu không nhờ đại tá Nguyễn Ngọc Loan ra tay dẹp loạn, thì cái họa loạn đầu trọc tác hại khôn lường và nhân mạng của những người quốc gia, đảng phái chính trị, khác tôn giáo khó bảo toàn khi miền trung nằm trong tay các sư và Việt Cộng bên trong.

Cuộc bạo loạn miền Trung năm 1966, với chiến dịch” đem bàn thờ Phật xuống đường” làn cản trở lưu thông và các cuộc chuyển quân của quân lực VNCH ở vùng hỏa tuyến, tượng Phật đặt nhiều nơi, có nơi tượng đặt trên đống rác và phía sau là Việt Cộng hay đám Phật tử bị giựt dây núp, bắn vào lính quốc gia trong lúc thi hành nhiệm vụ giản hồi trật tự, nên từ đó mới có câu tục ngữ:” núp bóng từ bi đâm sau lưng chiến sĩ?”.

Trong thời gian nầy, có 2 tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến ở vùng 1 chiến thuật bị thiệt hại nặng: tiểu đoàn 5, danh hiệu Hắc Long, thiếu tá tiểu đoàn trưởng là Dương Hạnh phước tử trận ở Quảng Ngải và tiểu đoàn 2, danh hiệu Trâu Điên, với trung tá Lê Hằng Minh đề nợ nước ở Huế. Cái chết của những chiến sĩ Mũ Xanh hảy còn là nghi vấn, có thể là do nội tuyến từ cấp trên và cũng có thể do đám sư nội tuyến gây ra?. Tuy nhiên, vụ trung tướng Nguyễn Chánh Thi, tư lịnh quân khu 1, đã bị cụm tình báo chiến lược A-54 nằm trong dinh đến 7 năm, mới phát giác, thì biết bao nhiêu tin tức tối mật, tình báo, hành quân đã lọt vào tay Việt Cộng?.

Số là sau khi đảo chánh bất thành ngày 1 tháng 11 năm 1960, đại tá Nguyễn Chánh Thi lấy máy bay, cùng với một số thuộc cấp bay sang Miên tỵ nạn và được Sihanouk chứa chấp, trong thời gian lưu vong, đại tá Thi thường đi tiêu khiển bằng môn chơi nhảy đầm, nên đã lọt vào mỹ nhân kế, với cô Trăm là nhân tình và cô giới thiệu nhân vật tên Sáu Già, được cho là anh cô ta. Nhưng không ngờ đây là cán bộ tình báo Việt Cộng; sau ngày 1 tháng 11 năm 1963, đại tá Nguyễn Chánh Thi trở về nước như một người hùng, lên tướng, sau đó cô Trăm và Sáu Già liên lạc, nên tướng Thi nhờ đại tá Phạm Văn Liễu lo thủ tục nhập cư và từ đó ở trong” cơ ngơ” tướng Nguyễn Chánh Thi. Đó là một trong số những nghi vấn về hai tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến bị tổn thất nặng, trùng hợp với biến động Phật Giáo miền Trung 1966.

Được biết, khi nghe tin tên đại quốc tặc Hồ Chí Minh qua đời, các tăng ni khối Ấn Quang có làm lễ” cầu siêu” tại chùa, trên bàn thờ có tràng hoa màu đỏ, giữa là hoa vàng, là biểu tượng mà Hồ Chí Minh lấy làm màu đảng kỳ, trong số các khách thân hữu có luật sư Trần Ngọc Liểng.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, trong khi toàn dân Việt Nam kinh hoàng trước đám giặc Cộng tràn vào cướp phá, thì khối Phật Giáo Ấn Quang tỏ ra” hồ hởi phấn khởi” huy động hơn 500 tăng ni ra đón” đoàn quân giải phóng” là thứ” giặc từ miền Bắc vô đây, bàn tay nhuốm máu đồng bào” và ngay trong năm ấy, sinh nhật 19 tháng 5 của tên Hồ Chí Minh được cử hành tại chùa Ấn Quang, lớn hơn vía của Phật hay Bồ Tát; một cao tăng đứng lên đọc” tham luận” kể lễ công đức của Phật Giáo Việt Nam đóng góp cho” cách mạng” thành công.

Tuy nhiên, cũng giống như tất cả những ai từng hợp tác, làm tay sai cho giặc Cộng, sau khi thành công thì vắt chanh bỏ vỏ, đầu tiên là các công cụ Mặt Trận Giải Phóng của Nguyễn Hữu Thọ tan hàng ngay trong ngày kỷ niệm” đại thắng mùa xuân 1976″ tại Saigon, nên có nhiều tên bỏ chạy nước ngoài như Trương Như Tảng…và từ khắp miền Nam, nhan nhản những cán bộ miền Nam bị phục viên, hạ bị cho làm hạ tầng công tác, trở thành những hồn ma bóng uế, chửi đảng mệt nghỉ, chửi đến chết mà đảng không hề sụp đổ. Cho nên Phật Giáo khối Ấn Quang cũng không tránh khỏi bị gạt ra ngoài, từ năm 1976 đã có những đàn áp, thanh toán, bức hại một số tăng chúng, từng góp công với” cách mạng”, như trường hợp của Thích Thiện Minh (Đổ Xuân Hàn).

Do đó, trong hàng tăng sĩ, có nhiều người không tùng phục nhà nước và trở thành giáo hội không được đảng công nhận, coi là ngoài vòng pháp luật. Từ đầu thập niên 1980, một số tăng sĩ theo đảng mà vẫn mang bảng hiệu Phật Giáo, thành lập giáo hội Phật Giáo Việt Nam do huề thượng Thích Trí Tịnh cầm đầu, luôn có những hành vi làm lợi cho đảng và muốn gom hết tăng sĩ vào một mối, để đưa Phật giáo Việt Nam cùng nhau” thống nhất” và” nhất trí” đi theo tấm bản chỉ đường của đảng, phát huy tối đa luật luân hồi, nhân quả để hù dọa và làm cho tín đồ không thèm đấu tranh chống quỷ ma, cứ sống cho hết kiếp người để” trả quả” là đạt mục đích giữ cho đảng bền, cán giàu mãi mãi.

Trong thời kỳ đó, một số nơi, Phật tử đứng lên đòi tự do tín ngưỡng và bị đàn áp dã man, một số cuộc tự thiêu như ở Cần Thơ, trở thành tiếng kêu lạc lõng trong cái pháp nạn và đất nước đắm chìm trong cõi” U Minh”. Lý do là Việt Nam chưa mở cửa, nên người nước ngoài không nhiều; nếu vào thời buổi nầy, tức là lúc cao điểm các công ty nước ngoài, báo chí, truyền thông, doanh gia Tây Phương, khoa học kỷ thuật cao, máy móc tối tân….thì những hình ảnh tự thiêu ấy có tác động trên toàn thế giới, có hy vọng làm cho chế độ Việt Cộng hoảng sợ. Tuy nhiên, ngày nay, không thấy những cuộc xuống đường, đem bàn thờ xuống đường, tự thiêu…như thời quốc gia và thời kỳ Việt Cộng chưa mở bức màng sắt. Đó là điều cần lưu ý, vì cuộc đấu tranh không hợp tình thế, thời đại, thì không mang lại kết quả, như cây mọc trái mùa, khác vùng đất, thì làm sao cho ra quả ngon.

Trong số những vị tăng sĩ kiên trì, không đầu hàng quỷ đỏ và bọn ma quái giả dạng tu hành, có Huề Thượng Thích Quảng Độ, Ngài là một trong số vị cao tăng hiếm hoi còn sót lại sau cuộc thăng trầm lịch sử và giáo hội, đặc biệt là hầu hết các tăng sĩ đều” đầu râu nhẳn nhụi, áo vàng cà sa” thì Ngài huề thượng Thích Quảng Độ lại thể hiện cái mà câu sấm loan truyền trong dân chúng trước 1975:

“Chừng nào thằng ngốc làm vua.

Thế gian cạo trọc, thầy chùa để râu”.

Ngài cùng với những tăng sĩ, phật tử trong nước, kết hợp bên ngoài với Phòng Thông Tin phật Giáo do cư sĩ Võ Văn Ái, là người trước đây từng cộng tác với thiền sư Nhất Hạnh đánh phá chính quyền miền Nam, đã giác ngộ, và sau nầy có lập trường bất nhất, khó tin: nay thì tố cáo kẻ tiếm danh, mai thì đứng chung kẻ tiếm danh trong tuyên cáo, lòng người thật khó lường; bất cứ ai như thế cũng khó tin mà cộng tác, ngay cả chơi hụi cũng hỗng dám mời, huống chi là việc đại sự, có ngày bị phản phé, lật lọng.

Tuy nhiên sự kiên trì của huề thượng Quảng Độ làm hưng chấn niềm tin của nhiều người và Phật tử hải ngoại, nhưng kể từ ngày 29 tháng 3 năm 2009, một gáo nước lạnh tạt vào mặt một số người tin tưởng Ngài sau khi ngài có phương cách đấu tranh mới, rất phù hợp với lập trường băng đảng Việt Tân:” đấu tranh bất bạo động để tháo gở độc tài”, nên ngài có lối đấu tranh:” biểu tình tại gia” và” bất tuân dân sự” được các cơ sở truyền thông Việt Tân, râu ria phổ biến, vì đây là sách lược phù hợp với một tổ chức có lập trường:” Coi đảng Cộng Sản là thành phần dân tộc và tên quốc tặc Hồ Chí Minh là người có công với đất nước”…. Nghe qua thoang thoảng mùi Cà Ri của thánh Ghandi, một thời thành công là nhờ đế quốc Anh có tính cỡi mở, nếu thánh Ghandi ở Việt nam thì chắc chắn được thực dân Pháp mời ra Côn Đảo để” đấu tranh bất bạo động” đến hơi thở cuối cùng mà không bao giờ thấy được đất nước được trao trả độc lập.

Do đó, dùng bất bạo động như một trong những phương thức của Phật Giáo, coi cõi đời là cõi tạm nên không cần phải đấu tranh cho kiếp nầy, hảy tu hành” thanh tâm trường an lạc” để giải thoát, là thứ mà Việt Cộng rất tâm đắc và giờ nầy coi như là” đấu tranh lạc lối, lộn địa chỉ”, đấu tranh” lộn lèo”. Tuy nhiên trước đây, miền Nam có tự do, thì khối Phật Giáo Ấn Quang lại đấu tranh” lộn địa chỉ” khôn nhà dại chợ, làm cho miền Nam suy yếu, là dùng bạo động, biểu tình, tự thiêu, mang bàn thờ Phật xuống đường, kích động các đơn vị quân đội VNCH có nhiều Phật tử ly khai chống lại các chiến hữu của mình dưới chiêu bài” pháp nạn” hay” bảo vệ đạo pháp”, núp sau tượng Phật bắn vào lính quốc gia đang làm công việc giản hồi trật tự cho dân chúng trong khu vực làm loạn…..tất cả những” bạo động” ấy tạo bất ổn chính trị, chưa kể đến thành phần Cộng Sản lòn vào khuynh đảo đạo Phật và chính phủ; nếu các tăng sĩ Ấn Quang” giác ngộ” lối” biểu tình tại gia” và khai triển:” mang bàn thờ Phật xuống đường …tại gia” thì miền Nam đỡ khổ biết mấy và không chừng tình hình thay đổi, chớ không phải như ngày nay, đất nước lọt vào tay quỷ đỏ từ năm 1975.

Tuy nhiên, kể từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến nay, chưa nghe những vị tăng ni nào có tham gia vào cuộc biến động bạo loạn miền Trung, phá rối chính quyền miền Nam, tiếp tay cho giặc Cộng, có lễ cầu siêu cho nạn nhân và sám hối tội lỗi, dù là hình thức tôn giáo; trái lại có một số vị tỏ ra” thanh tâm trường yên lặng” để tiếp tục gây thêm nghiệp báo, tệ nhất là đi theo làn sóng tỵ nạn, lập chùa làm giàu, dâm tặc và bảo lãnh bọn công an cạo đầu sang, tiếp tục tạo thanh thế cho quỷ đỏ Cộng Sản tại hải ngoại.

” Biểu tình tại gia” là cách nói hết sức tế nhị, cũng giống như khối 8406 trước đây ban phát lịnh” cùng nhau mặc áo trắng để biểu tình” và công an khỏi mất công đi tìm, thấy ai mặc áo trắng lảng vãng nơi tập trung là vớt ngay, thì cuộc xuống đường coi như” thất bại là mẹ thành công, là ông có nội bankrupt”. Lời kiêu gọi” biểu tình tại gia” là coi như:” không có gì quí hơn không biểu tình tại nơi công cộng” có khả năng làm nên cuộc” bảo nổi lên rồi” và” xuống đường, đập tan mọi xích xiềng, quyết đấu tranh giành lại chính quyền”….và cái sách lược” bất tuân dân sự” lại càng trớt quớt, hạ sách và không có viễn kiến, không ngờ vị cao tăng có nhiều năm đấu tranh, mưu lược lại có cái sách lược lỗi thời, không hợp lòng dân và cũng không thể đạt tới mục đích sau cùng là: giải trừ quốc nạn và pháp nạn.

Có thực mới vực được đạo, nên thời giặc Minh xâm lăng nước ta, Nguyễn Trải có” Bình Ngô Đại Cáo” rất hay, với:

“Đem đại nghĩa thắng hung tàn.

Lấy trí nhân thay cường bạo”.

Nếu hai câu nầy áp dụng” chống giặc Minh tại gia” thì không bao giờ đuổi giặc được, nhưng hai câu nầy được đạo nghĩa binh hùng hậu, một lòng đánh giặc Tàu song hành, nên mới làm” cho bọn Vương Thông đành mọp giáo qui hàng”.

” Bất tuân dân sự” 5 tháng, là thời gian dài, là sách lược” bất hợp tác” với chính quyền, mà thánh Ghandi thành công là nhờ lòng yêu nước của dân Ấn, muốn đất nước được độc lập. Trong khi đó tại Việt Nam ngày nay, tình hình dân chúng khác, họ bị đàn áp lâu năm mà chùng bước, lại bị ảnh hưởng thuyết luân hồi, nên nhiều người chỉ biết sống tạm kiếp nầy để trả quả, đợi kiếp sau sướng hơn, đó là lý do mà Việt Cộng rất chú ý đến việc phát triển Phật giáo bằng xây chùa dể dàng, cán bộ phục viên muốn đi tu cũng được đảng khuyến khích, ngoài ra còn có nhiều công an giả dạng làm tăng ni…..trong khi tình hình kinh tế suy thoái toàn cầu, các hãng xưởng tư nhân, quốc doanh gặp khó khăn về số lượng hàng hóa đặt từ nước ngoài giảm” quota”, nên hãng có huynh hướng giảm bớt người, tình trạng thất nghiệp càng gia tăng và đa số nông dân, công nhân….có lối sống” tay làm hàm nhai” nên cái cảnh:” chạy cơm từng bửa toát mồ hôi”. Thế mà huề thượng lại kêu gọi toàn dân trong nước:” bất tuân dân sự” tới 5 tháng, thì dân ở nhà không thèm ra đồng, đến hãng…..lấy gì mà sống? Huề Thượng có tiền, cấp cho mỗi người” bất tuân dân sự” một Mỹ Kim một ngày, thì họa may có nhiều người hưởng ứng cái sách lược” bất hợp tác”; còn không ai tài trợ, công nhân mà” bất tuân dân sự” ở nhà, thì các chủ hãng tư nhân, quốc doanh rất mừng, khỏi cần phải đuổi bớt, họ cũng tự động nghỉ việc, trong danh chánh ngôn thuận. Có phải là huề thượng xúi dân đi vào chỗ chết không?.

Tuy nhiên ở nước ngoài thì việc” bất tuân DU LỊCH” rất có lý, khi mà toàn thể người Việt hải ngoại cùng nhau hưởng ứng với hai không:” không về thăm quê hương ( kẻ cả dạng TAM DU: du lịch, du hý, du dâm), không gởi tiền”, thì Việt Cộng khốn đốn, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu, và Việt Cộng gặp cái” tình huống” khốn đốn ngoại tệ, dể đưa đến sụp đổ; một tác động trước mắt là biết chừng những nơi chuyển tiền lậu bị ế, nên hạ giá cước phí, cho những người gởi tiền về cho gia đình trong giới hạn và trong hoàn cảnh đặc biệt như tang chế, bịnh tật…

Do đó, sách lược: biểu tình tại gia và bất tuân dân sự, được huề thượng kêu gọi cho người dân trong nước là bất khả thi, trớt quớt, không phù hợp hoàn cảnh, điều kiện trong nước, lại làm lợi cho Việt Cộng nhiều hơn là làm cho đảng sụp đổ, khi dân chúng chỉ “ở nhà biểu tình” và” hổng thèm đi làm” là hợp với tình hình” trật tự, an ninh chính trị và kinh tế suy thoái”, thật là “tương kế tựu kế”, nên người Việt Nam cảm thấy thất vọng với” Phật giáo ngày nay”.

Từ đây chắc chắn là sự ủng của người người Việt hải ngoại giảm dần đối với huề thượng Thích Quảng Độ, người mà trước đây được coi là cái phao cứu nguy pháp nạn trong nước, nay thì” đốn củi ba năm, rụi một giờ” và không chừng chuyện tranh giải Nobel sắp tới cũng không được người Việt hưởng ứng, ủng hộ. Nhưng đừng lo, đàng sau huề thượng luôn có băng đảng Việt Tân đang hết lòng ủng hộ trong việc “đấu tranh bất bạo động… để tháo gở độc tài”, lá bài giữ đảng, làm cản đấu tranh, xanh vỏ đỏ lòng, lòng vòng không lối thoát./..

TRƯƠNG MINH HÒA

29.5.2009

http://www.hon-viet.co.uk/TruongMinhHoa_BatTuanDanSuDanKhoBatTuanDuLicchDangKhon.htm