LẤP LÓ SAO VÀNG TRONG” NỒI CHÁO HEO TAKE 2 TANGO”

LẤP LÓ SAO VÀNG TRONG” NỒI CHÁO HEO TAKE 2 TANGO” !
– TRƯƠNG MINH HÒA ( Tinparis.net) –

Lời người viết: đây không phải là bài bút chiến lằng nhằng giữa nồi cháo heo take 2 tango và cá nhân tôi làm mất thời giờ, như đã nói ở bài đáp lễ lại những lời lẽ lếu láo của gã Thế Phương, lên mặt kẻ cả, xả rác lung tung, ỷ có tờ điện báo, đài truyền hình mà muốn nói gì thì nói, nhất là khi tung ra bài viết trang đầu:” Hứa Vạng Thọ và tinparis gục đầu”, trong đó Thế Phương hù:” không đăng bài của Trương Minh Hòa và Trần Thanh..” cảm thấy sợ đến độ RUNG… ĐÙI, chẳng lẽ trên thế giới nầy, chỉ có take 2 tango là” độc quyền truyền thông?”. Nhưng đây chẳng khác nào lời trẻ lên ba, khi giận ai, bèn nói:” tao hổng thèm chơi với mầy đâu!”. Trong quá khứ, Take 2 tango từng” lên giả”, thỉnh thoảng tung ra chuyện bị” kắc kè” xâm nhập, đánh tả tơi mấy lần, để tự đánh bóng là: take 2 tango chống Cộng quá dữ, nên Việt Cộng mới chú ý thả Virus làm gián đoạn nhiều phen và cũng để thăm dò dư luận quần chúng, trước khi tiến tới làm đài truyền hình và báo giấy; nhưng thực ra thì có vài tờ điện báo còn chống Cộng quyết liệt hơn nhiều, mà có Việt Cộng nào thả virus đâu? Có thể đây là” bí kíp” lợi hại của nhà báo lão thành Việt Định Phương truyền lại cho con để làm truyền thông thương mại?

Đây là bài viết không mang tính cách cá nhân, có liên quan đến cộng đồng tỵ nạn Cộng Sản hải ngoại, nhất là thời kỳ vàng thau lẫn lộn, trong tinh thần cảnh báo, khi bất cứ nơi nào có hiện tượng xâm nhập của” du kích, đặc công truyền thông”, nếu phát giác ra, thì thông báo cùng đồng hương để cảnh giác và tìm biện pháp đối phó. Đây chỉ là trường hợp điển hình, từ đây đồng hương nhớ cảnh giác khi xem điện báo và đài truyền hình” nồi cháo heo take 2 tango” để tránh không bị đâm sau lưng:” núp bóng truyền thông, đâm ngang hông chiến sĩ” như đám tăng ni thuộc khối Phật Giáo Ấn Quang từng thực hiện từ trước đến nay. Trong tháng 5 năm 2009, thế giới đang xôn xao về dịch Cúm Heo, nên người Việt hải ngoại cũng cần nên xem lại cái” nồi cháo heo take 2 tango, hình như ngoài con siêu vi H1N1, còn thấp thoáng con siêu vi HCM, khi thấy nơi đó có cả thứ Vịt Tiềm phế thải” không chệch hướng” nằm trong đó.

” Take 2 tango, nồi cháo heo.
Lấp ló sao vàng, cờ đỏ treo.
Đồng hương cảnh báo nên xem kỷ.
Đặc kích truyền thông đang dính theo”

Một bài viết đăng trên” Nồi cháo heo Tak 2 tango” ngày 18 tháng 5 năm 2009, của tác giả Thiên Việt, tựa đề: DZĂNG NGHỆ DZĂNG GỪNG” TẢ PÍN LÙ”. Mới đọc sơ, người ta tưởng đây chỉ là bài viết về văn nghệ, nói về ca sĩ, nhạc sĩ miền Nam, những lò đào tạo nhạc sĩ, ca sĩ và những bước thăng trầm trong cái nghề:” khi biết em mang kiếp cầm ca… đêm đêm phòng trà, mang tiếng hát cho người đời..” nhưng khi coi kỷ, đây là” hầm chông nhân đạo, mã tấu A.k” theo quan điểm của Việt Cộng, mà tác giả khéo léo áp dụng trong tam thập lục kế là:” chỉ tang mạ hòe”, dùng câu chuyện của nam danh Ca Chế Linh đang gây nhiều tranh luận về anh lính” không số quân”, mới đây tuyên bố trong lần ca nhạc ở nhà hàng Đại Dương, tiểu bang Victoria, Úc Châu vào ngày 1 tháng 5 năm 2009:” Lính nào cũng đáng ca tụng” để tấn công chính quyền miền Nam; dù không có ghi trong bài viết, nhưng tác giả nói thêm về gã” Lính Chê” nầy. Một điều đáng lưu ý là: nhân đây, tác giả dùng kế tiếp kế:” thuận thủ thu dương” để xuyên tạc chính thể Việt Nam Cộng Hòa, và khai triển thêm kế:” thiết trụ khai hoa” dùng bài viết về văn nghệ như những đóa hoa và trong đó có mai phục cọc sắt nhọn, sơ ý là bị đâm lủng tay

Bài viết phần đầu nói về” cuộc đời và sự nghiệp cầm ca” của Chế Linh, khi mới vào nghề được Tùng Lâm giới thiệu, phải dùng mánh lới mới được chú ý, đây là một trong những bí mật hậu trường sân khấu, hình như ít người biết, để gây chú ý. Phần nói về ca sĩ, nhạc sĩ miền Nam, nếu người yêu nhạc, mới đọc qua tưởng đâu tay nầy rất sành nhạc Việt tại miền Nam trước 1975. Tuy nhiên, những tên” du kích, đặc công ” trước 1975 tại miền Nam thường hay dùng bình phong trong dân chúng, trà trộn đám đông để ấn núp, thừa cơ ra tay khủng bố, gây chết chóc cho dân và thiệt hại vật chất và rút lui. Ngày nay tai hải ngoại, bình phong của” du kích, đặc kích truyền thông” là các tờ báo giấy, điện báo hai hàng, xanh vỏ đỏ lòng, hay” tạp nhạp” như” nồi cháo heo take 2tango” đây, đúng là môi trường, chỗ nương thân lý tưởng để đánh phá.

Vì người chủ trương như Thế Phương luôn tự xưng là” chống Cộng” để thu hút người viết và đọc giả; chứ ai mà dại gì nói là trang điện báo của VC, hai hàng đôi, là số người đến viếng không đông, trái lại còn bị chống mạnh nữa; nhưng khi đọc kỷ, mới thấy đây là trang điện báo đang” đổi màu” như kỳ nhông, nên những ai cộng tác hay coi lại, bằng không là lầm đấy!. Trong suốt một bài viết, nhất là loại văn nghệ, chúng thường lận sẵn” mả tấu, súng A.K” chỉ cần đâm hay bắn một phát trí mạng từ phía sau, là những người sơ ý, không đề phòng bị trúng ngay.

Do đó, toàn bài viết của Thiên Việt chỉ có đoạn sau đây là thứ vũ khí khối Cộng, đọc qua tưởng đâu là từ báo Quân đội Nhân Dân, hay những tờ báo đảng trong nước, xin được trích nguyên văn:” TOÀN CẢNH TÂN NHẠC VN: Bước vào những năm thập niên 70 của thập kỷ trước, phong trào nhạc trẻ bắt đầu xâm nhập mạnh, các ca khúc lãn mạn hay lá cải gần như chìm lắng, nhường cho nhạc ngoại quốc được Việt hóa. Lý do bộ máy Tâm Lý Chiến bây giờ ra lịnh các nhạc phẩm phải có lời mang tính ca tụng người lính hay chiến đấu. Những nhạc phẩm sặc mùi chiến tranh tâm lý như lính Dù lên điểm, người ở lại Charlie, Đám cưới nhà binh, Anh không chết đâu em, Chuyện một chiếc cầu đã gảy, kỷ vật cho em, mùa thu chết….ra đời” ( ngưng trích). Ngoài ra tác giả còn cho là tân nhạc miền Nam trước 1975 là:” loại tân nhạc TÂM LÝ CHIẾN có Trần Trịnh, viết cho Mai Lệ Huyền..”

Chỉ cần đoạn văn ngắn trên, cùng đủ thấy ló cái lưỡi mã tấu, mũi súng A,k…hay nói đúng hơn là” lấp ló cờ đỏ sao vàng” được đăng trên trang điện báo” nồi cháo heo take 2 tango” là một thách thức những người Việt quốc gia, đồng bào tỵ nạn và quân nhân VNCH. Theo lối viết trên, người ta có quyền đặt nghi vấn: Trong phần mở đầu, tác giả Thiên Việt là ký giả của tờ báo Trắng Đen trước 1975, do Việt Định Phương, thân sinh của” nhà béo Thế Phang”, được giới thiệu là người chuyên viết về điện ảnh, tân nhạc và ông tà cũng là SÁNG LẬP viên của” Nhóm Thân Hữu Điện ảnh, Tân Nhạc VN” nhưng viết như thế nầy là coi như SẬP LÁNG rồi. Bài viết còn tự phụ là” thiên lý nhản, trăm tai, ngàn mắt” cũng tương tự như câu của VC:” nhân dân mắt khóm tai bèo”. Nhưng lại không hiểu gì về vùng đất mà người ký giả nầy sinh sống, hay là đồng quan điểm với Việt Cộng là” suy bụng ta ra bụng mình”, nên rất ghét ngành Chiến Tranh Chánh Trị, chúng gọi là bộ máy TÂM LÝ CHIẾN, nếu những người trẻ hay những ai không biết nhiều về cơ cấu chính quyền và quân lực VNCH, tưởng lầm sĩ quan chiến tranh chánh trị là:” chính trị viên cấp đại đội, tiểu đoàn” và chính ủy từ cấp trung đoàn trở lên. Nên sau 1975, những quân nhân trong ngành Chiến Tranh Chánh Trị thường lãnh những năm tù lâu hơn những lính khác, nằm chung trong” an ninh, tình báo”. Dụng ý của tác giả chắc là: qui chụp bộ máy chiến tranh tâm lý miền Nam ghê gớm, quyền hành như bộ chính trị trung ương đảng, thật là tai hại vô cùng. Xin được nói thêm, thời đệ nhất Cộng Hòa, gọi là cục Tâm Lý Chiến ( Việt Cộng dùng từ bộ máy tâm lý chiến hay chiến tranh tâm lý tới nay), sau đổi thành Tổng Cục Chiến Tranh Chánh Trị, do trung tướng Trần Văn Trung là tổng cục trưởng.

Nói về nhạc, báo chí, quyền hạn nằm trong bộ Thông Tin, chớ không phải là cục Tâm Lý Chiến như tác giả lếu láo, xuyên tạc Nên báo, nhạc, đều do bộ thông tin, là cơ quan dân sự lo. Miền Nam tự do báo chí, sáng tác, nên Trịnh Công Sơn mới luồn lách nhạc phản chiến đánh phá, sau 1975, hắn” Nối CÒNG tay lớn” với Việt Cộng ngay từ ngày đầu và được mang quân hàm” thiếu tá quân hại nhân dân” do Trung tướng Trần Bạch Đằng gắng. Trước sự đánh phá của” giặc từ miền Bắc vô đây, bàn tay nhuốm máu đồng bào” và bọn tay sai miền nam:” hởi anh du kích đội nón tai bèo” nên hàng triệu thanh niên lên đường tòng quân diệt giặc, nên những nhạc sĩ sống trong sự bảo bọc của lính đã cảm xúc, thông cảm, sáng tác tự nguyện, xuất phát từ trái tim, chớ cục Tâm Lý Chiến nào ra lịnh? Bằng chứng như:

-Nhật Trường, nguyên là một quân nhân trong ngành Chiến Tranh Chánh Trị, cảm tác bài” rừng lá thấp” để khóc người bạn thân là trung úy Vũ Mạnh Hùng, thuộc một đơn vị Thủy Quân Lục Chiến, tử trận trong trận Tổng Công Kích Tết Mậu Thân. Chứ có ai bất ai phải sáng tác bao giờ?
-Bản nhạc” Chuyện một chiếc cầu đã gảy” tố cáo tội ác Cộng Sản tại Huế, chớ có cục Tâm Lý Chiến nào ra lịnh?
-Bản nhạc Biển Mặn, được ca sĩ Trung Chỉnh nói trên băng nhạc Asia” anh không chết đâu anh?” tả lúc cùng ngồi trên phi cơ với Nhật Trường, thấy anh tư lự và lấy giấy viết ra ghi.
-Bản nhạc” Kỷ Vật cho em” của Phạm Duy, bản nầy có nọi dụng phản chiến như:” anh trở về bên đôi nạng gỗ, có khi là hàng gỗ cài hoa, anh trở về trên chiếc băng ca, trên trực thăng sơn màu tang trắng”, chả lẽ cũng do bộ máy Tâm Lý Chiến ra lịnh?.

Ngoài ra có còn nhiều bản nhạc thương đời lính như: giờ nầy anh ở đâu, trên bốn vùng chiến thuậ, nó và tôit…..nên hầu hết các nhạc sĩ như Song Ngọc, Trầm Tử Thiêng, Le Dinh, Anh Bằng, Minh Kỳ, Trúc Phương, Lam Phương, Y Vân…ngay cả Phạm Duy với” chiến ca mùa hè” ( với bản nổi tiếng: Hành Trình Thủy Quân Lục Chiến) cũng là do cảm xúc chớ không phải là do bộ máy Tâm Lý Chiến ra lịnh cả. Hình như tác giả Thiên Việt, dù là ký giả điện ảnh Tân nhạc, nhưng lẽ nào lại không biết những băng DVD của trung tâm Asia như: lá thư từ chiến trường, Anh không chết đâu anh?….nên mới qui chụp là: tân nhân thời thập kỷ 70 là:” do bộ máy tâm lý chiến ra lịnh..”. Được biết trong ngành Chiến Tranh Chánh Trị có các cục: quân huấn do thiếu tướng Phan Trọng Chinh, cục Tâm Lý Chiến với đại tá Hoàng Đảo Thế Kiệt, chỉ lo cổ động đời sống tinh thần trong quân lực VNCH, và Trường Đại Học Chiến Tranh Chánh Trị do đại tá Nguyễn Quốc Quỳnh chỉ huy trưởng và mỗi quân khu có một tiểu đoàn Chiến Tranh Chánh Trị, mỗi tiểu khu có một đại đội CTCT.

Trong các đơn vị, sĩ quan CTCT làm phó, và nhiệm vụ của họ chỉ đơn thuần trong quân lực VNCH, chớ không có quyền hạn gì để” ra lịnh các nhạc sĩ miền Nam phải viết nhạc lính, nhạc chiến đấu cả”, người sĩ quan CTCT cũng không có quyền hạn gí, so với đơn vị trưởng; ngay cả nhạc sĩ du ca Nguyễn Đức Quang, có bản” Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghể” cũng là viết do cảm xúc. Nhưng cục tâm lý chiến có loại nhạc chiến đấu riêng, dành trong quân đội như các bản: thề chiến thắng quân thù, Khúc bình ca bên giao thông hào thép, ta không quay lui, đường đi không khó, trên Đầu súng quê hương, Cờ bay trên thành phố thân yêu…..

Do nhạc lính tự phát từ trái tim, chớ không” theo đơn đặt hàng, hay lịnh của bộ máy Tâm Lý Chiến” như tác giả Thiên Việt trong” Nồi cháo heo Take 2 tango” xuyên tạc có chủ ý, nên ngày nay, nhạc lính vẫn” anh không chết đâu anh” được các trung tâm nhạc phát hành từ hàng hai thập niên qua mà người xem vẫn không thấy” lạc hậu lổi thời” nghe hoài không chán, có nhiều người còn chê nhạc bây giờ không hay, vì không có hồn. Nhưng ở trong nước, nhạc lính bị chụp mũ là” nhạc vàng, nhạc sến”, bị nhiều lần” khủng bố” bởi bộ thông tin văn hóa, mà nhạc lính vẫn thịnh hành, điều nầy chứng tỏ là” nhạc xuất phát từ cảm xúc, sẽ tồn tại mãi mãi theo thời gian”.

Tác giả Thiên Việt tự nhận là làm báo miền Nam, nhưng lại không hiểu hay là cố ý đánh phá thể chế Việt Nam Cộng Hòa Miền Nam trước 1975, thì thời đó:” giờ nầy ông ở đâu?” mà không biết nhạc sĩ miền Nam viết nhạc lính là do cảm xúc, chứ có bộ máy Tâm Lý Chiến nào ra lịnh”?.

Tuy nhiên lối viết nầy, khiến người ta có cảm tưởng tác giả Thiên Việt là người miền Bắc vào sau 1975 nên đầu óc luôn mang” định kiến” do bộ máy tuyên truyền CS nhồi nhét, nên tưởng đâu ở miền Nam do” đế quốc Mỹ” xâm lược nước ta, mà” ngụy quyền, ngụy quân” kiềm kẹp, kiểm soát văn hóa, tư tưởng, sách báo nhạc” cực kỳ nghiêm túc”, từ đó bất cứ bản nhạc nào có dính chút tình cảm là coi như” tiểu tư sản”, ngay cả bài thơ” Màu tím hoa sim” của Hữu Loan, cũng làm cho tác giả bị trù ếm suốt đời. Ở miền bắc thời sau 1954, văn nghệ, có cả nhạc sĩ Cộng Sản cùng nhau” dắt tay đi theo tấm bản chỉ đường của đảng” nên không có những sáng tác xuất phát từ trái tim, như các bản: Trường Sơn Đông-Trường Sơn Tây, Chào em cô gái Lam Hồng, Đi mô cũng về Hà Tỉnh, Cô gái vót chông, tiếng chày trên sóc Bam Bo, bác cùng chúng cháu hành quân, ánh sao đơn vi, Hà Nội niềm tin và hy vọng…..sau năm 1975 có thêm: tình đất đỏ miền Đông, Em còn nhớ hay em đã quên, em ở nông trường, anh ra biên giới, tiến quân trên đường dài, Cô gái Saigon đi tải đạn …..với một số nhạc nô như: Phan Huỳnh Điểu, Huy Du, Trần Long Ẩn, Phạm Trọng Cầu, Trần Hoàn, Huỳnh Minh Siêng ( nghi ngờ là Lưu Hữu Phước?)….nên cứ xào nấu món” đảng, bác, bội đội..” mà làm cho dân, ngay cả giới nón cối dép râu cũng chán. Do nhạc Việt Cộng nghèo nàn, coi như:” tình là tình…có cũng như không” nên khi” tiến vào Saigon” những người bên kia, là kẻ chiến thắng đã bị thua to về mặt trận văn hóa, khi có nhiều cán ngố, bội đội mê nhạc vàng, nhưng miệng thì chống, để không đi lạc” chủ trương và đường lối”.

Do bị bịt mắt nên văn nghệ sĩ miền Bắc đều phải sáng tác theo” chính sách” là điều ai cũng nhìn thấy. Thượng tá Tám Hà, bị bịt mắt khá lâu, khi vào B, tin tưởng là” đánh cho Mỹ cút, Ngụy nhào” để giải phóng miền Nam, trong những ngày ở trong rừng, tình cờ nhặt một mẫu báo từ gói hàng tiếp tế của giao liên, đọc thấy báo dám chửi chính quyền miền Nam, nên ông thức tỉnh, biết nơi nầy có tự do, dân chủ, là yếu tố tâm lý thôi thức Tám Hà hồi chánh và nói một câu để đời:” đừng nghe những gì cộng Sản nói, hảy nhìn kỷ những gì Cộng Sản làm”.

Một bài viết văn nghệ như thế, được đăng trên nồi cháo heo” take 2 tango” nêu trên, là một trong những bằng chứng điển hình, nên hảy cẩn thận trước những bài báo mang chủ đề có tánh cách vô tư như” văn nghệ, vui chơi, tình yêu… mà take 2 tango đã thực hiện từ lâu. Cái câu” Những nhạc phẩm SẶC MÙI CHIẾN TRANH TÂM LÝ..” hay” BỘ MÁY TÂM LÝ CHIẾN”, không phải là ngôn từ của người Việt quốc gia, hay chính thể Việt Nam Cộng Hòa, mà là ngôn từ của Việt Cộng dùng để mạt sát chính nghĩa miền Nam, là một” mệnh đề cũ” từ thời Cộng Sản đánh phá, khủng bố nhân dân miền Nam, được sử dụng trên đài phát thanh Hà Nội, Giải Phóng, hay trong các cuộc họp dân nông thôn, họp tổ du kích và sau 1975 được lập lại trong các nhà tù cải tạo, mà những quân nhân thuộc ngành Chiến Tranh Chánh Trị là mục tiêu để chửi bới, ở tù lâu hơn..Do đó, từ nay, đồng hương nên cần thận khi xem truyền hình, đọc điện báo từ” nồi cháo heo take 2 tango” mà không bị đầu độc dần dần./.

Trương Minh Hòa
21.5.2009

http://tinparis.net/vn_index.html