NGUYÊN NHÂN THẢM BẠI THÁNG TƯ ĐEN 75 CỦA MIỀN NAM – Kỳ 1

NGUYÊN NHÂN THẢM BẠI THÁNG TƯ ĐEN 75 CỦA MIỀN NAM!

Kỳ 1

*ĐẶNG VĂN NHÂM

Đôi lời nói trước của tác giả: Trong giao tiếp hằng ngày và qua việc đọc sách báo Việt Ngữ, lẫn ngoại ngữ đề cập đến giai đoạn chung cuộc chiến tranh VN, năm 1975, tôi nhận thấy một số người viết báo và làm báo VN đã thiếu hẳn sự lương thiện trí thức khi họ viết hay đề cập đến vấn đề này. Thậm chí tôi biết rất rõ nhiều người chẳng biết tí gì về cuộc chiến và những biến chuyển chính trị, lại chỉ là hạng người mới gặp thời cơ nhảy vào làng báo sau năm 1975, ở hải ngoại, không có chút kinh nghiệm gì, nên họ cứ nhắm mắt viết bừa. Một phần sự kiện chiến trường và diễn biến chính trị họ đã thải ra trên mặt báo đều là những thứ chuyện rác rưởi , góp nhặt trong các quán cà phê, bên hè phố, do một vài anh quân nhân cấp thấp kể lung tung… Cộng thêm vào những mớ chuyện góp nhặt mà báo nọ cóp nhặt lẫn của báo kia ấy, mỗi báo lại còn tự tiện phịa ra những lý luận, nhận định ngớ ngẩn của riêng mình, cốt làm cho thêm mùi quyến rũ.

Nếu những tay làm báo, viết báo vô danh tiểu tốt kể chung ở trên chỉ vì miếng cơm manh áo hay muốn phô danh hão mà viết bịa lịch sử, thì đặc biệt đáng phải ” TRỊ TỘI” hơn hết là tên Nguyễn Cần, bút hiệu Lữ Giang, Tú Gàn, còn ngoại hiệu là ” THẰNG GÙ NHÀ THỜ ĐỨC BÀ “. Lữ Giang đã tỏ ra khôn ngoan , độc hại hơn những kẻ khác.Vì tên này viết có chủ đích, theo đúng lập trường, và tùy từng giai đoạn chiến lượccủa đảng.

Chẳng những hắn chỉ bịa sử, mà Nguyễn Cần còn dám bịa cả chuyện trong lãnh vực tình báo, nằm vùng ở miền Nam, mà hắn hoàn toàn mù tịt ( tôi dám cả quyết chắc nịch như vậy. Thí dụ mới nhất: hắn vừa viết trên mạng lưới toàn cầu 1 bài về điệp viên CS Lê Hữu Thúy! Trong bài này Ng. Cần chỉ cóp lại nguyên văn 1 bài ngắn tuyên dương công trạng Lê Hữu Thúy của nhật báo Nhân Dân, chớ không biết mảy may gì về tiền tích và hoạt động của Thúy lúc làm báo ở Sg…) để một mặt ngầm ca ngợi những tay cán bộ điệp báo còn sống hay đang còn hoạt động…đồng thời tiện dịp ” ĐẠI HẠ GIÁ” một cách trắng trợn những nhân vật lãnh đạo cao cấp trong ngành gián điệp ở miền Nam kể từ BS Trần Kim Tuyến, các bạn Dương Văn Hiếu, Thái Đen, Ng. Thiện Dzai…chủ lực trong Đoàn Công tác Đặc Biệt Miền Trung cũng như thiếu tướng Đỗ Mậu, với 9 năm chỉ huy ngành an ninh quân đội v.v… Ngay sau bài này tôi sẽ có bài lật tẩy Lữ Giang, một cây bút nằm vùng rất nguy hiểm hiện nay và cả tương lai ở hải ngoại, khởi từ bài phân tách chính xác và tường thuật đầy đủ nhất về điệp viên Lê Hữu Thúy!

Trong khi đó, ở trong nước, giới cầm bút viết sử hay truyện dã sử phần đông đều phải trải qua một quá trình đào tạo theo đường lối xã hội chủ nghĩa hẳn hoi. Vì thế, dĩ nhiên màu sắc các trang sử của họ đều đã nhuộm hồng từng chữ.Tất cũng vẫn không còn trung thực nữa!

Tóm lại giới nhà văn, sử gia CS trong nước cộng lực với bọn cầm bút bất tài, bất lương và nằm vùng ở hải ngoại như Lữ Giang từ năm 1975 đến nay đã tạo nên rất nhiều sai lầm và rối loạn trong nguồn sử liệu sau này của dân tộc. Xin bạn đọc thân thương nhớ đón xem!

Bây giờ trở lại cuộc chiến quyết định thắng bại năm 1975 tại miền Nam, tôi nhận thấy mọi người muốn có một tầm nhìn rộng rãi, sự hiểu biết qui mô , toàn bộ từ khởi đầu cuộc chiến lúc mới manh nha cho đến ngày giờ kết thúc, chúng ta cần phải nắm được đầy đủ những chi tiết quan trọng giềng mối của cả đôi bên, cộng thêm những biến chuyển từng ngày, từng giờ mà 2 phe Quốc -Cộng cùng đang đấu trí. Thêm vào đó ta còn phải biết đến cả ảnh hưởng trực tiếp của Nga lẫn Mỹ đã chi phối vào cuộc chiến ra sao.

Với mục đích phục vụ độc giả như thế, dưới đây tôi xin mời bạn đọc theo dõi cuộc chiến tháng 4 năm 1975…

ĐẶNG VĂN NHÂM

DỰ KIẾN CỦA BỘ CHÁNH TRỊ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG C.S.B.V.

Tình hình miền Nam Việt Nam từ năm 1974 đã hiển lộ nhiều khó khăn về mọi mặt. Về mặt đối nội, giữa VNCH và đồng minh Mỹ, người Mỹ giảm thiểu kinh viện và quân viện, khiến cho hỏa lực của quân đội VNCH giảm sút đến 60 %, vì thiếu bom , đạn. Khả năng cơ động cũng sút giảm đến 50 %, vì thiếu máy bay, thiếu xe cộ , chiến xa và nhiên liệu…Tổng thống Thiệu đã phải kêu gọi quân đội đánh giặc ” kiểu nhà ngheò”.

Nên nhớ , năm 1973 , quân viện Mỹ là 2,2 tỷ Mỹ kim, bây giờ chỉ còn có 500 triệu Mỹ kim mà thôi ! Hai tháng trườc ngày mất miền Nam , một phái đoàn dân biểu, nghị sĩ Mỹ, gồm: Dewey F. Barlett, Paul Mc. Closkey, William V. Chapell,, Donald N. Fraser, Bella Abzug, Millicent Fenwick, John P. Murtha, John J. Flynt v.v… đã qua Việt Nam để duyệt xét tại chỗ , trước khi quốc hội biểu quyết chấp thuận viện trợ bổ túc ngân khoản 300 triệu quân viện cho VNCH.

Thái độ của phái đoàn này đã tỏ ra vô cùng bất lợi cho Nguyễn Văn Thiệu. Về mặt chánh trị,báo chí và nhiều đoàn thể nhân dân nổi lên chống chế độ tham nhũng của gia đình TT Thiệu và tay chân bộ hạ trong chánh quyền và quân đội. Trong số gồm cả gia đình thủ tướng Trần Thiện Khiêm, đại tướng tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên, cố vấn an ninh tình báo cuả tổng thống trung tướng Đặng Văn Quang…

Đặc biệt nhất là ” Phong Trào Chống Tham Nhũng” của linh mục Trần Hữu Thanh. Thực chất đây là phong trào giáo dân nổi lên chống Nguyễn Văn Thiệu, vì đằng sau lưng cha Thanh còn có linh mục Hoàng Quỳnh, các linh mục Nguyễn Ngọc Lan, linh mục Chân Tín… Mặt khác linh mục Nguyễn quang Lãm, Trần Du yểm trợ cho linh mục Thanh Lãng, tên thật là Đinh Xuân Nguyên, chủ tịch hội Văn Bút Việt Nam, cùng với các hội đoàn ký gỉa thân CS. thành lập tổ chức ” ký gỉa đi ăn mày “,đi biểu tình khắp đường phố Sài Gòn, tạo nên một khung cảnh sinh hoạt rối loạn. Mặt khác, báo chí cũng đua nhau thổi phồng vụ”Chuồng Cọp” Côn Sơn, lôi cuốn một số dân biểu, nghị sĩ phản chiến Mỹ qua VN điều tra, tạo cớ cho việc trì hoãn và giảm thiểu viện trợ Mỹ. Về mặt đối phó với quân CSBV, chiến trường khắp nơi trở nên sôi động bất thường. Quân CSBV và MTGPMNVN bung sức ép về mọi mặt, vi phạm trắng trợn hiệp định Paris.

Vì tháng 10. 1974, trung ương cục miền Nam đã ban hành mệnh lệnh:” xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện, tỉnh giải phóng tỉnh,trên toàn chiến trường B2 “. ( tức chiến trường miền Nam V.N.) Khẩu lệnh ấy dựa trên kế hoạch tổng tấn công đã được trung ương đảng soạn thảo sẵn, gồm những yếu điểm sau đây:

1./- Không đánh đuổi địch từng tuyến, không để cho địch co cụm bất cứ ở vùng nào, ngay cả Sài Gòn.

2./- Phải chia cắt, bao vây, cô lập địch quân cả về mặt chiến dịch và chiến đấu, để tiêu diệt địch , không cho địch tập trung, dựa vào nhau , chi viện cho nhau.

3./- Phải triệt hạ chỗ mạnh, đào sâu chỗ yếu của địch.

4./- Muốn giải phóng Sài Gòn,trước hết phải cô lập nó với chung quanh, không có đường co, đường chạy, không dựa vào đâu nhờ chi viện, bao vây không có lối thoát,chỉ hỗn loạn và tan vỡ.

5./- Đánh Sài Gòn phải mạnh, nhanh,gọn, các mục tiêu trọng yếu cần phải chiếm cùng một lúc, mới bảo đảm thắng lợi thần tốc, làm cho địch không còn thì giờ sắp xếp lại việc phòng thủ, củng cố lại lực lượng. Dự kiến tổng tấn công, ước tính sẽ thực hiện trong năm 1976, của quân CSBV dành cho chia ra làm 3 giai đoạn sau đây:

Đợt 1.- Khởi đầu từ tháng 12, 1974, đến đầu tháng 2, 1975. Đợt này chỉ dành riêng cho B2 hoạt động, vì đã có kế hoạch sẵn.

Đợt 2.- Từ đầu tháng 3 đến hết tháng 5 , 1975. Đợt này dành cho toàn miền.

Đợt 3.- Từ tháng 8 trở đi là đợt hoạt động nhỏ, để chuẩn bị cho năm 1976. đánh lớn khắp nơi, nhắm đạt thắng lợi cuối cùng. Chiếu theo kế hoạch nêu trên của bộ tổng tham mưu quân CSBV, thì trong năm 1975, chỉ đánh nhỏ, phá bình định, mở hành lang và tạo sức ép mạnh mẽ vào thủ đô Sài Gòn, chuẩn bị sẵn thế lực chờ đến năm 1976 mới đánh lớn, ăn thua to.

Như thế , ta phải hiểu là về mặt quân sự, quân CS ở miền Nam không được mở những mặt trận lớn, không đựơc dùng chủ lực lớn,chỉ đánh lẻ tẻ tới cấp trung đoàn , và không được dùng đại pháo, chiến xa v.v…
Điều này chứng minh rõ ràng quân CSBV nuôi ý đồ, để dành lực lượng , chuẩn bị cho một cuộc thư hùng trống mái với quân đội Nam Việt Nam vào năm 1976, giống như trận đánh Tết Mậu Thân 1968. ( Chiếu theo các nghị quyết 21 của trung ương đảng bộ và nghị quyết 12 của Trung Ương Cục và Quân Uỷ Miền( tức B2),dự thảo kế hoạch cho 3 năm 74-75-76).

NHỮNG CUỘC ĐÁNH PHÁ LẺ TẺ CỦA V.C.

Như mọi người đều biết, miền Nam mưa nắng hai mùa gần như đều nhau. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng tư cho đến hết tháng mười. Mùa này là mùa nước ngập lụt khắp miền Nam. Miền Tây, vùng Đồng Tháp Mười trong mùa khô , sông nước có nơi cạn queo, người ta có thể săn quần lội qua sông được, nhưng đến mùa mưa nhiều nơi mực nước sâu đến 5, 6 thước.
Miền đông cao ráo hơn nhưng vào mùa mưa cũng bị nưóc tràn ngập, đường xá xình lầy, làm đình trệ mọi cuộc chuyển quân và tác chiến, nhất là những đoàn quân cơ giới nặng gặp phải rất nhiều khó khăn. Miền rừng núi cao nguyên muà mưa đến sớm hơn vùng đồng bằng và mưa rừng dai dẳng hơn, nước mưa rừng đổ như thác.
Như thế ,hàng năm,cuộc chiến ở miền Nam tuỳ thuộc rất nhiều vào ảnh hưởng của thời tiết. Mùa mưa năm nào, quân đội của đôi bên cũng đều tạm nghỉ ngơi, dưỡng sức, chỉnh quân , để chờ đến mùa khô, thường khởi sự từ tháng 11 hàng năm, lại tung ra những đòn đánh phá, bắn giết lẫn nhau.
Trong phạm vi lãnh thổ quân khu 4, của VNCH , quân VC tiếp tục đánh phá mở rộng vùng gọi là giải phóng từ U Minh lên Cần Thơ, khống chế sân bay Lộ Tẻ, nhắm uy hiếp Cần Thơ, nơi đặt đại bản doanh quân đoàn 4. Mặt khác đánh nới rộng vùng kiểm soát Đồng tháp mười ra đến sát quốc lộ 4, sẵn sàng cắt đứt quốc lộ 4, cô lập vùng 4 từ Mỹ Tho trở xuống Tiền giang và Hậu Giang.
Trong vùng quân khu 3, VC đánh giải phóng các quận Hoài Đứùc, Tánh Linh, tạo sẵn khu vực tập kết bộ đội, chuẩn bị sẵn thế tấn công vào bộ tư lệnh quân đoàn 3,đặt ở Biên Hoà, miền Đông thủ Đô Saigon. Mặt khác quân VC còn đánh giải phóng vùng Bến Cầu, Quéo Ba, quận Đức Huệ và phía bắc quận Đức Hoà, tiêu diệt điểm núi Bà Đen, khống chế toàn bộ Bắc , Tây Bắc Saigon.
Ngoài ra quân VC còn đánh chiếm Bù Đăng, Bù Na v.v…Nhưng tất cả đều chỉ là những trận đánh lẻ tẻ nằm trong khuôn khổ chỉ đạo của nghị quyết 21 Trung ương đảng bộ như đã nói ở đoạn trên.

NHẬN ĐỊNH TÌNH HÌNH SAI LẦM VÀ CƠ MẬT QUỐC PHÒNG BỊ TIẾT LỘ !

Nếu ngày 13.11. 74 là ngày quân của MTGPMNVN khởi sự phát động chiến dịch đánh phá lẻ tẻ và đều khắp mùa khô 74-75, thì tại dinh Độc Lập, vào 2 ngày 9 và 10 tháng 12, năm 1974, TT Nguyễn Văn Thiệu đã triệu tập một phiên họp gọi là Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, gồm một số những tướng lãnh, tay chân thân tín nhất, để bàn luận và nhận định tình hiønh chiến sự trong muà khô năm 1975.
Trong cuộc họp này dĩ nhiên có sự hiện diện của trung tướng Đặng Văn Quang, cố vấn đặc biệt về an ninh, tình báo của tổng thống, thủ tướng Trần Thiện Khiêm, đại tướng tỗng tham mưu trưởng quân lực VNCH Cao Văn Viên, tổng trưởng quốc phòng ,các tưóng tư lệnh vùng, tướng Nguyễn Khắc Bình, đặc ủy trưởng phủ đặïc uỷ trung ưong tình báo, kiêm tổng giám đốc tổng nha cảnh sát quốc gia v.v…Trong 2 ngày họp bàn bí mật ấy, tổng thống Thiệu và các tướng lãnh tay chân bộ hạ cuả ông ta đã đồng thanh nhất trí nhận định các điểm chính sau đây :

1./- Trong tương lai, năm 1975, quân CSBV sẽ mở những cuộc tấn công quan trọng hơn năm 1974, nhưng không lớn bằng cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân , năm 1968..

2./- Quân CSBV chỉ có khả năng đánh phá những tỉnh , quận nhỏ, những đồn bót hẻo lánh,nhắm mục đích nới rộng phạm vi ” lấn đất dành dân”, theo tinh thần hiệp định đình chiến Paris, chứ không thể đánh chiếm và giữ được những thành phố lớn, quan trọng, đông dân cư.

3./- Trong chiến dịch mùa khô sắp tới, quân CSBV chủ yếu nhắm hướng chính là quân khu 3, đặc biệt là đánh chiếm tỉnh Tây Ninh, để có thể dùng làm thủ phủ cho cái gọi là chánh phủ Lâm Thời Cộng Hoà miền Nam VN. Điều đáng chú ý nhất, Tây Ninh là một thị xã chiến lược quan trọng bực nhất của quân khu 3, nằm sát biên giới Căm Bu Chia, nối liền thủ đô Saigon và Nam Vang bằng con đường quốc lộ số 1. Thị xã tiểu công nghiệp này có khoảng 50 ngàn cư dân, vốn là mục tiêu đánh phá thường xuyên của quân đội CSBV, vì thị xã này chính là chìa khoá để mở cửa ngõ vào thủ đô Sài Gòn.

Trên phương diện chiến lược phe nào giữ được thị trấn Tây Ninh tức là giữ được yết hầu của thành phố Sài Gòn, làm chủ được vùng đồng bằng phì nhiêu chung quanh, đồng thời còn kiểm soát đưọc cả những trục lộ giao thông qua xứ Chúa Tháp. Bởi thế, đã từ lâu quân đội chủ lực miền , tức B2 , đã đặt bộ tư lệnh cách thị trấn Tây Ninh khoảng 30 kilô mét về phía Tây Bắc . Kể từ thời tổng thống Ngô Đình Diệm về V.N. chấp chánh, sau vụ ông cố vấn Ngô Đình Nhu chủ trương sai Ngô Trọng Hiếu , lúc đó đang làm đại diện cho chánh phủ VNCH tại Nam Vang, thực hiện âm mưu ám sát quốc trưởng Sihanouk, nhưng bất thành, vì nhân viên phản gián Trung Cộng đã kịp thời mật báo cho Sihanouk biết. Từ đó Sihanouk trở nên thâm thù chế độ Cộng Hoà miền Nam VN, ra mặt nâng đỡ quân CSBV, cho quân CSBV và MTDTGPMNVN dùng lãnh thổ Miên làm bàn đạp đánh phá VNCH , đồng thời lại còn cho MTDTGPMNVN công khai mở văn phòng dịch vụ, dưới sự điều khiển của g.s. Ca Văn Thỉnh, và tổng thơ ký của MTGP Nguyễn Văn Hiếu được sống lưu vong thường trực tại Nam Vang.

4./- Cuộc tấn công của quân CSBV chỉ kéo dài cho đến tháng 6, năm 1975, hết mùa khô, bước sang mùa mưa là tạm ngưng để lấy lại sức và củng cố vị trí lẫn lực lượng. Nhận định của Thiệu không xa mấy với nhận định của đại sứ Mỹ Martin ở Saigon. Cái tai hại nhất, đóng vai trò quyết định chiến trường miền Nam, tạo nên thảm họa ” tháng Tư đen”năm 1975 là: Ngay sau khi phiên họp trong dinh Độc Lập vừa chấm dứt, và biên bản đúc kết nội dung phiên họp có tính cách TỐI MẬT, liên quan đấn vận mệnh của quốc gia và dân tộc vừa đánh máy xong , chưa ráo mực, toà đại sứ Mỹ đã có một bản sao nguyên văn . Đồng thời bộ tư lệnh B2 và trung ương đảng bộ CSBV ở Hà Nội cũng đã có một bản ! Để chứng minh điều chúng tôi vừa tố giác trên đây, xin trích một đoạn trong” hồ sơ mật dinh Độc Lập” của t.s. Nguyễn Tiến Hưng:” Dường như C.S. đã nắm đưọc những bản nhận định tình hình mật , nên Dũng ( tức tướng CSBV Văn Tiến Dũng) cũng đã ước tính khá đúng khả năng chiến đấu sút giảm của QLVNCH..” ( trang 413) và ” Trong hồi ký Văn Tiến Dũng cũng dùng đúng những con số đã ghi trong phúc trình của Hưng, kể cả chữ ” tài khoá” là một quan niệm còn xa lạ ngay cả đối với các tướng lãnh VNCHï đã từng làm việc sát cánh ngưòi Mỹ bao nhiêu năm,chứ đừng nói là đối với một tên tưóng CS trừ khi hắn đã có được tài liệu cụ thể để mà trích dẫn…” ( trang 414).
Trong khi đó Frank Snepp, một chuyên gia phân tách tin tức tình báo chiến lược của của CIA Mỹ, làm việc tại Việt Nam đã viết khẳng định như sau:” …Một nhân viên tình báo của quân CSBV đã nằm ngay trong giới thân cận nhất của tổng thống Nguyễn văn Thiệu đã gửi cho CSBV một bản báo cáo ” tối mật ” về nhận định tình hình của chánh phủ Saigon. Đó là nguyên văn biên bản phiên họp quan trọng của hội đồng an ninh quốc gia đã diễn ra trong 2 ngày 9 và 10. 12. 1974, trong dinh Độc Lập.
Tổng thống Thiệu và các tướng lãnh của ông ta đã đồng thanh nhận định rằng, trong những tháng sắp tới, quân CSBV sẽ mở cuocä tấn công quan trọng hơn năm 1974…Nhân viên tình báo ấy của CSBV còn báo cáo là Thiệu đã đi đến kết luận rằng quân đội CSBV không thể đánh chiếm và giữ được những thành phố lớn quan trọng. Bọn CSBV nhắm mục tiêu chính là quân khu 3, đánh chiếm Tây Ninh…
Vì thế Thiệu đã quyết định không gửi quân tiếp viện cho quân đoàn 2 trên Cao Nguyên trung phần, trái lại chỉ lo tập trung lực lượng dự trữ ở phía Nam miền Nam. Mặt khác, ta còn tìm thấy trong hồi ký “đại thắng mùa xuân” tướng CSBV Văn Tiến Dũng cũng đã viết như sau:
” Theo tin tình báo của ta, trong 2 ngày 9 và 10 tháng 12, năm 1974, trong dinh ” Độc Lập” Thiệu họp với bọn tư lệnh các quân đoàn, quân khu nguỵ để phán đoán hoạt động của ta trong năm 1975. Bọn chúng nhận định:” Trong năm 1975,ta có thể đánh với qui mô lớn hơn nămm1974 nhưng không như năm 1968 và không bằng năm 1972. Ta chưa có khả năng đánh thị xã lớnhoặc thành hpố, dù có đánh cũng không giữ được. Ta chỉ có thể đánh loại thị xã nhỏ,và cô lập như Phước Long, Gia Nghĩa. Yêu cầu chủ yếu của ta năm 1975 là dành 2 triệu dân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, và mở rộng vùng giải phóngở miền núi…Chúng cho rằng đầu năm 1975, phưong hướng tiến công của ta là đánh quân khu 3, chủ yếu là Tây Ninh làm thủ đô của chánh ph3 cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam. Về thời gian tiến công, địch phán đóan ta sẽ đánh trước hoặc sau tết cho đến tháng 6 năm 1975, tới lúc đó là mùa mưa thì dừng lại nghỉ…” Trong hồi ký ” Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm” cuả tướng VC Trần Văn Trà, tư lệnh B2, cũng kể tương tợ như Văn Tiến Dũng, và còn nói thêm nhờ đó mà quân VC được yên tâm dùng kế nghi binh đánh chiếm các nơi hiểm yếu sau đó như : Đồng Xoài, Phước Long , núi Bà Đen v.v… Đọc đến đây, dù bạn không phải là một nhà chánh trị ,quân sự gì cả, cũng có thể hình dung ngay ra được nỗi vui mừng không sao kể siết của những tay đầu sỏ trong MTDTGPMNVN, chỉ huy Quân Uỷ Miền và chánh phủ Hà Nội với Quân Uỷ Trung Ương đảng, và bộ Tổng Tham Mưu quân đội CSBV.. Với biên bản này trong tay, họ phấn khởi đến cùng cực vì nhận thấy hiện nay họ đang đánh nhau với một đối phương,tuy sức lực hơn họ gấp đôi gấp ba, nhưng cặp mắt của đối phương đã hoàn toàn ” ĐUI MÙ” !

Nhưng họ vẫn còn phải đề phòng phản ứng bất ngờ của người Mỹ, một đồng minh thân cận nhất của VNCH và cũng là một siêu cường quốc nguyên tử hạng nhất trên thế giới đã từng cho họ nếm những trận mưa bom B52, kinh hồn táng đởm trong những năm 70-72. Họ cần phải nghĩ ra kế hoạch thăm dò phản ứng của Mỹ. Rất dễ dàng, quân CSBV bắt đầu mở những trận đánh thăm dò , nhắm mục tiêu lớn, nhưng vẫn không dùng đến chủ lực mạnh và võ khí lớn, theo đúng tinh thần nghị quyết 21 đã đề ra.

( còn tiếp)

http://www.dangvannham.com/modules/news/article.php?storyid=748


hồ chí minh súc vật, nông đức mạnh súc vật, nguyễn tấn dũng súc vật, nguyễn minh triết súc vật, dcsvn súc vật, ditmecodosaovang, ditmehochiminh, ditmenongducmanh, ditmenguyentandung, ditmenguyenminhtriet, ditmephanvankhai, dadaocongsan, latdocongsan, tieudietcongsan, hochiminhsucvat, sucvathochiminh, sucvatnongducmanh, sucvatnguyentandung, sucvatnguyenminhtriet, dadaovietcong, iavaomathochiminh, iavaomatnongducmanh, iavaomatnguyentandung, iavaomatnguyenminhtriet, súc vật lê khả phiêu, lê khả phiêu súc vật, suc vat le kha phieu, le kha phieu suc vat , lekhaphieu, suc vat vo nguyen giap, sucvatvonguyengiap, vonguyengiapsucvat, súc vật võ nguyên giáp, võ nguyên giáp súc vật, ditmevonguyengiap, iavaomatvonguyengiap

Leave a comment